Trang thông tin tổng hợp
  • Mới nhất Xem nhiều
Trang thông tin tổng hợp
  • Giáo Dục
  • Ẩm Thực
  • Du Lịch
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Làm Đẹp
  • Phong Thủy
  • Xe Đẹp
  • Mẹo Vặt
Giáo Dục Ẩm Thực Du Lịch Hình Ảnh Đẹp Làm Đẹp Phong Thủy Xe Đẹp Mẹo Vặt
  • Sông Nho Quế – vẻ đẹp vượt thời gian bên núi đá Hà Giang
  • Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là gì?
  • Chuẩn bị bài Tình thái từ
  • Bộ hình nền tuyệt vời của Manchester United
  • Cách ngâm măng chua để nấu canh cá ngon, không độc tố
  • Thông số vòng bi bạc đạn xe Sirius Yamaha
Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
  1. Trang chủ
  2. Tài Chính

[Vted.vn] - Tổng hợp tất cả các dạng toán Lãi suất kép | Học toán online chất lượng cao 2024 | Vted

avatar
lý Mộ Tư Thư
18:45 16/08/2024
Theo dõi trên

Bài viết này Vted giới thiệu và tổng hợp đến bạn đọc tất cả các dạng toán Lãi suất kép thường xuyên xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia các năm gần đây:

[Vted.vn] - Tổng hợp tất cả các dạng toán Lãi suất kép | Học toán online chất lượng cao 2024 | Vted

>Tổng hợp tất cả các công thức tính nhanh bán kính mặt cầu ngoại tiếp khối đa diện

Định nghĩa lãi kép: Gửi tiền vào ngân hàng, nếu đến kì hạn người gửi khôngrút lãi ra và số tiền lãi được tính vào vốn để tính lãi cho kì kế tiếp.

Ta cùng xét một số dạng bài toán hay gặp là nền tảng kiến thức để giải quyết các trường hợp riêng như sau:

Dạng 1: Theo hình thức lãi kép, gửi $a$ đồng, lãi suất $r$ một kì theo hình thức lãi kép. Tính số tiền thu về sau $n$ kì.

Sau kì thứ nhất số tiền thu về ${{A}_{1}}=a+ar=a(1+r).$

Sau kì thứ hai số tiền thu về ${{A}_{2}}={{A}_{1}}(1+r)=a{{(1+r)}^{2}}.$

Sau kì thứ $n$ số tiền thu về ${{A}_{n}}=a{{(1+r)}^{n}}.$

Ta có công thức lãi kép tính tổng số tiền thu về ${{A}_{n}}$ (gồm gốc và lãi) sau $n$ kì là

\[{{A}_{n}}=a{{(1+r)}^{n}},\]

trong đó $a$ là số tiền gốc gửi vào đầu kì và $r$ là lãi suất.

Từ công thức trên ta suy ra các công thức liên hệ:

  • Số tiền lãi thu về sau $n$ kì là ${{L}_{n}}=a{{(1+r)}^{n}}-a=a[{{(1+r)}^{n}}-1]$ (đồng).
  • Số tiền gửi ban đầu $a=\dfrac{{{A}_{n}}}{{{(1+r)}^{n}}}$ (đồng).
  • Lấy logarit hai vế, ta được: $n={{\log }_{1+r}}\dfrac{{{A}_{n}}}{a}(*).$

Công thức (*) cho thấy để tổng số tiền thu về sau $n$ kì ít nhất là ${{A}_{n}}$ thì phải sau ít nhất $n={{\log }_{1+r}}\dfrac{{{A}_{n}}}{a}$ kì gửi.

Trong thực tế, khi ${{\log }_{1+r}}\frac{{{A}_{n}}}{a}$ nguyên thì $n={{\log }_{1+r}}\dfrac{{{A}_{n}}}{a},$ khi ${{\log }_{1+r}}\dfrac{{{A}_{n}}}{a}$ lẻ thì $n=\left[ {{\log }_{1+r}}\dfrac{{{A}_{n}}}{a} \right]+1.$

Ví dụ 1.Theo hình thức lãi kép, một người gửi vào ngân hàng 10 triệu đồng, lãi suất theo kì hạn 1 năm là 6% thì sau 2 năm người này thu về số tiền là ?

A. 11,236 (triệu đồng).

B. 11 (triệu đồng).

C. 12,236 (triệu đồng).

D. 11,764 (triệu đồng).

Giải. Số tiền thu về sau 2 năm là

\[10.{{(1+0,06)}^{2}}\approx 11,236\] (triệu đồng).

Chọn đáp án A.

  • Số tiền lãi là $11,236-10=1,236$ (triệu đồng).

Ví dụ 2.Theo hình thức lãi kép, một người gửi vào ngân hàng 10 triệu đồng, lãi suất theo kì hạn 1 tháng là 0,5% thì sau 2 năm người này thu về số tiền lãi là ?

A. 11,272 (triệu đồng).

B. 10,617 (triệu đồng).

C. 1,272 (triệu đồng).

D. 0,617 (triệu đồng).

Giải. Tổng số tiền người này thu về là

\[10.{{(1+0,005)}^{24}}\approx 11,272\] (triệu đồng).

  • Số tiền lãi thu về là $11,272-10=1,272$ (triệu đồng).

Chọn đáp án C.

Ví dụ 3.Theo hình thức lãi kép, một người gửi vào ngân hàng 15 triệu đồng, lãi suất theo kì hạn 1 năm là 6%. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu năm thì số tiền người này thu về ít nhất là 19 triệu đồng ?

A. 4 năm.

B. 6 năm.

C. 3 năm.

D. 5 năm.

Giải. Số tiền người này thu về sau $n$ năm là $15.{{(1+0,06)}^{n}}$ (triệu đồng).

Theo giả thiết, ta có

$15.{{(1+0,06)}^{n}}\ge 19\Leftrightarrow n\ge {{\log }_{1,06}}\frac{19}{15}\approx 4,057.$

Vậy sau ít nhất 5 năm thì số tiền người này thu về là ít nhất 19 triệu đồng.

Chọn đáp án D.

Ví dụ 4. Một người có số tiền là $150.000.000$ đồng, đem gửi tiết kiệm theo thể thức lãi kép, loại kỳ hạn $6$ tháng vào ngân hàng với lãi suất \[4%/\]1 kỳ hạn. Vậy sau thời gian \[7\] năm \[9\] tháng, người đó nhận được tổng số tiền cả vốn và lãi là bao nhiêu (số tiền được làm tròn đến \[100\] đồng)? Biết rằng khi thời điểm rút tiền chưa tròn các kỳ hạn thì số ngày rút trước thời hạn (phần chưa tròn kỳ hạn) ngân hàng sẽ trả lãi suất theo loại không kỳ hạn \[0,01%\] một ngày. (\[1\] tháng tính \[30\] ngày). Biết trong toàn bộ quá trình gửi, người đó không rút tiền gốc và lãi, lãi suất không thay đổi.

A. \[275.491.382\] đồng.

B. \[271.491.526\] đồng.

C. \[272.572.800\] đồng.

D. \[270.141.526\] đồng.

Giải. Tổng số tiền nhận của khoản gửi theo đúng kì hạn 6 tháng sau 7 năm 6 tháng là $150{{\left( 1+0,04 \right)}^{15}}$ triệu đồng.

Tổ số lãi nhận được của phần rút trước hạn cho 3 tháng = 90 ngày là $150{{\left( 1+0,04 \right)}^{15}}\times 0,0001\times 90$ triệu đồng.

Vậy tổng số tiền nhận được sau 7 năm 9 tháng là $150{{\left( 1+0,04 \right)}^{15}}+150{{\left( 1+0,04 \right)}^{15}}\times 0,0001\times 90\approx 272,572800$ triệu đồng. Chọn đáp án C.

Ví dụ 5: Một người gửi số tiền $500$ (triệu đồng) vào ngân hàng với lãi suất $6,5$%/năm theo hình thức lãi kép. Đến hết năm thứ $3,$ vì cần tiền nên người đó rút ra $100$ (triệu đồng), phần còn lại vẫn tiếp tục gửi. Hỏi sau: $5$ năm kể từ lúc bắt đầu gửi, người đó có được số tiền là bao nhiêu? (Giả sử lãi suất không thay đổi trong suốt quá trình gửi; không kể $100$ (triệu đồng) đã rút).

A. $571,620$ (triệu đồng).

B. $572,150$ (triệu đồng).

C. $573,990$ (triệu đồng).

D. $574,135$ (triệu đồng).

Giải. Số tiền nhận được sau 5 năm là $\left[ 500{{\left( 1+0,065 \right)}^{3}}-100 \right]{{\left( 1+0,065 \right)}^{2}}\approx 571,620$ triệu đồng. Chọn đáp án A.

Dạng 2:Theo hình thức lãi kép, đầu mỗi kì gửi $a$ đồng, lãi suất $r$ một kì. Tính số tiền thu được sau $n$ kì (gồm cả gốc và lãi)

Số tiền thu về sau kì thứ nhất là ${{A}_{1}}=a(1+r).$

Số tiền thu về sau kì thứ hai là ${{A}_{2}}=a(1+r)+a{{(1+r)}^{2}}.$

Số tiền thu về sau $n$ kì là ${{A}_{n}}=a(1+r)+a{{(1+r)}^{2}}+...+a{{(1+r)}^{n}}.$

Áp dụng công thức tính tổng riêng thứ $n$ của cấp số nhân với số hạng đầu và công bội $\left\{ \begin{align}& {{u}_{1}}=a(1+r) \\& q=1+r \\\end{align} \right.$, ta có

\[{{A}_{n}}={{u}_{1}}.\dfrac{{{q}^{n}}-1}{q-1}=a(1+r).\dfrac{{{(1+r)}^{n}}-1}{r}.\]

tổng số tiền lãi nhận được: ${{L}_{n}}={{A}_{n}}-na=a(1+r).\dfrac{{{(1+r)}^{n}}-1}{r}-na$ (đồng).

Từ đây ta có các công thức liên hệ khác tuỳ thuộc vào yêu cầu bài toán:

Số tiền gửi đều đặn đầu mỗi kì là $a=\dfrac{{{A}_{n}}r}{(1+r)[{{(1+r)}^{n}}-1]}$(đồng).

Số kì gửi là \[n={{\log }_{1+r}}\left[ \dfrac{{{A}_{n}}r}{a(1+r)}+1 \right].\]

*Chú ý.Ta nên quan niệm số tiền thu về là số tiền thu về của $n$ khoản gửi, mỗi khoảng $a$ đồng với kì hạn gửi tương ứng là $n,n-1,...,1$ khi đó số tiền thu về theo công thức lãi kép là

\[{{A}_{n}}=a{{(1+r)}^{n}}+a{{(1+r)}^{n-1}}+...+a(1+r)=a(1+r).\dfrac{{{(1+r)}^{n}}-1}{r}.\]

Ví dụ 1.Theo hình thức lãi kép, đầu mỗi tháng một người gửi đều đặn vào ngân hàng cùng một số tiền 10 triệu đồng, lãi suất theo kì hạn 1 tháng là 0,5% thì sau 2 năm số tiền người này thu về (cả gốc và lãi) là ?

A.255,591 (triệu đồng).

C.254,591 (triệu đồng).

B.254,320 (triệu đồng).

D.255,320 (triệu đồng).

Giải.Số tiền người này thu về sau 2 năm là

\[10{{(1+0,005)}^{24}}+10{{(1+0,005)}^{23}}+...+10{{(1+0,005)}^{1}}=10(1+0,005).\dfrac{{{(1+0,005)}^{24}}-1}{0,005}\approx 255,591\] (triệu đồng). Chọn đáp án A.

Ví dụ 2.Theo hình thức lãi kép, đầu mỗi tháng một người gửi đều đặn vào ngân hàng cùng một số tiền $m$ (triệu đồng), lãi suất theo kì hạn 1 tháng là 0,5% thì sau 2 năm số tiền người này thu về (cả gốc và lãi) là 100 (triệu đồng). Tính số tiền $m.$

A. \[m=\dfrac{100}{201\left[ {{(1,005)}^{24}}-1 \right]}\] (triệu đồng).

C. \[m=\dfrac{1}{2\left[ {{(1,005)}^{24}}-1 \right]}\] (triệu đồng).

B. \[m=\dfrac{100}{201\left[ {{(1,005)}^{25}}-1 \right]}\] (triệu đồng).

D. \[m=\dfrac{1}{2\left[ {{(1,005)}^{25}}-1 \right]}\] (triệu đồng).

Giải. Số tiền người này thu về sau 2 năm là

\[m{{(1+0,005)}^{24}}+m{{(1+0,005)}^{23}}+...+m{{(1+0,005)}^{1}}=m(1+0,005).\frac{{{(1+0,005)}^{24}}-1}{0,005}.\]

Theo giả thiết, ta có

\[m(1+0,005).\dfrac{{{(1+0,005)}^{24}}-1}{0,005}=100\Leftrightarrow m=\dfrac{100}{201\left[ {{(1,005)}^{24}}-1 \right]}\] (triệu đồng).

Chọn đáp án A.

Ví dụ 3. Một người cứ đều đặn đầu mỗi tháng đều gửi vào ngân hàng một khoản tiền tiết kiệm là $x$ đồng. Tìm $x$ để người này nhận về số tiền $200$ triệu đồng sau $36$ tháng gửi tiết kiệm. Biết rằng tiền tiết kiệm gửi ngân hàng theo hình thức lãi kép, kỳ hạn một tháng với lãi suất là $0,67$% một tháng và lãi suất không đổi trong suốt thời gian gửi.

A. $x=4900000.$

B. $x=4800000.$

C. $x=4890000.$

D. $x=4000000.$

Giải. Tổng số tiền nhận được là $x{{\left( 1+0,0067 \right)}^{36}}+x{{\left( 1+0,0067 \right)}^{35}}+...+x{{\left( 1+0,0067 \right)}^{1}}={{200.10}^{6}}$

$\Leftrightarrow x=\dfrac{{{200.10}^{6}}}{\sum\limits_{k=1}^{36}{{{\left( 1+0,0067 \right)}^{k}}}}\approx 48981500.$ Chọn đáp án A.

Ví dụ 4. Đều đặn đầu mỗi tháng anh A gửi tiết kiệm số tiền 6 triệu đồng/tháng với lãi suất 0,5%/tháng và cứ sau đúng 2 năm số tiền gửi tiết kiệm đều đặn mỗi tháng tăng thêm 10% so với 2 năm trước đó. Sau đúng 50 tháng kể từ ngày gửi anh A nhận được tổng số tiền bằng (giả định trong thời gian này lãi suất không thay đổi)

A. $341.570.000$ đồng.

B. $336.674.000$ đồng.

C. $359.598.000$ đồng.

D. $379.782.000$ đồng.

Giải. Từ đầu tháng 1 đến đầu tháng 24 số tiền gửi tiết kiệm đều đặn đầu mỗi tháng là $m=6$ triệu đồng.

Từ đầu tháng 25 đến đầu tháng 48 số tiền gửi tiết kiệm đều đặn đầu mỗi tháng là ${{m}_{1}}=m\times (1+0,1)$ triệu đồng.

Từ đầu tháng 49 đến đầu tháng 50 số tiền gửi tiết kiệm đều đặn đầu mỗi tháng là ${{m}_{2}}={{m}_{1}}\times (1+0,1)=m\times {{(1+0,1)}^{2}}$ triệu đồng.

Tổng số tiền nhận được sau đúng 50 tháng kể từ ngày gửi là

\[\begin{array}{l} \left[ {m{{(1 + 0,005)}^{50}} + ... + m{{(1 + 0,005)}^{27}}} \right] + \left[ {{m_1}{{(1 + 0,005)}^{26}} + ... + {m_1}{{(1 + 0,005)}^3}} \right] + \left[ {{m_2}{{(1 + 0,005)}^2} + {m_2}{{(1 + 0,005)}^1}} \right]\\ = m\sum\limits_{k = 27}^{50} {{{(1,005)}^k}} + {m_1}\sum\limits_{k = 3}^{26} {{{(1,005)}^k}} + {m_2}\sum\limits_{k = 1}^2 {{{(1,005)}^k}} \\ = 6\sum\limits_{k = 27}^{50} {{{(1,005)}^k}} + 6 \times 1,1\sum\limits_{k = 3}^{26} {{{(1,005)}^k}} + 6 \times 1,{1^2}\sum\limits_{k = 1}^2 {{{(1,005)}^k}} = 359,598. \end{array}\]

Chọn đáp án C.

Dạng 3:Theo hình thức lãi kép, vay $A$ đồng, lãi suất $r,$ trả nợ đều đặn mỗi kì số tiền $m$ đồng. Hỏi sau bao nhiêu kì thì trả hết số nợ gồm cả gốc và lãi ?

Gọi $m$ là số tiền trả đều đặn mỗi kì.

Sau kì thứ nhất số tiền còn phải trả là ${{A}_{1}}=A(1+r)-m.$

Sau kì thứ hai số tiền còn phải trả là

${{A}_{2}}={{A}_{1}}(1+r)-m=\left[ A(1+r)-m \right](1+r)-m=A{{(1+r)}^{2}}-\left[ m+m(1+r) \right].$

Sau kì thứ n số tiền còn phải trả là

\[{{A}_{n}}=A{{(1+r)}^{n}}-\left[ m+m(1+r)+...+m{{(1+r)}^{n-1}} \right].\]

Theo công thức tổng riêng thứ $n$ của một cấp số nhân, ta có

\[{{A}_{n}}=A{{(1+r)}^{n}}-m\dfrac{{{(1+r)}^{n}}-1}{r}.\]

Sau kì thứ $n$ trả hết nợ nên ${{A}_{n}}=0,$ do đó

\[A{{(1+r)}^{n}}-m\dfrac{{{(1+r)}^{n}}-1}{r}=0\Leftrightarrow m=\dfrac{Ar{{(1+r)}^{n}}}{{{(1+r)}^{n}}-1}\] (đồng).

Từ công thức trên ta có các công thức liên hệ:

  • Số tiền vay gốc là $A=\dfrac{m\left[ {{(1+r)}^{n}}-1 \right]}{r{{(1+r)}^{n}}}$ (triệu đồng).
  • Lấy logarit hai vế, ta có \[n={{\log }_{1+r}}\dfrac{m}{m-Ar}.\]

Ví dụ 1.Theo hình thức lãi kép, một người vay ngân hàng 100 triệu đồng, lãi suất theo kì hạn 1 tháng là 1%. Người này trả nợ đều đặn cho ngân hàng mỗi tháng cùng một số tiền $m$ triệu đồng. Sau đúng một năm thì người này trả hết nợ. Tính số tiền $m.$

A. \[m=\dfrac{100\times {{(1,01)}^{12}}}{12}\] (triệu đồng).

C. \[m=\dfrac{{{(1,01)}^{12}}}{{{(1,01)}^{12}}-1}\] (triệu đồng).

B. \[m=\dfrac{10\times {{(1,1)}^{12}}}{{{(1,1)}^{12}}-1}\] (triệu đồng).

D. \[m=\dfrac{10\times {{(1,01)}^{12}}}{{{(1,01)}^{12}}-1}\] (triệu đồng).

Giải. Số tiền còn phải trả sau tháng thứ nhất là ${{A}_{1}}=100(1+0,01)-m.$

Số tiền còn phải trả sau tháng thứ hai là ${{A}_{2}}={{A}_{1}}(1+0,01)-m=100{{(1+0,01)}^{2}}-m-m(1+0,01).$

Số tiền còn phải trả sau tháng thứ 12 là ${{A}_{12}}=100{{(1+0,01)}^{12}}-\left[ m+m(1+0,01)+...+m{{(1+0,01)}^{11}} \right].$

Theo công thức tổng riêng của cấp số nhân, ta có

\[{{A}_{12}}=100{{(1+0,01)}^{12}}-m.\dfrac{{{(1+0,01)}^{12}}-1}{0,01}.\]

Sau tháng 12 người này trả hết nợ nên ${{A}_{12}}=0,$ do đó

\[100{{(1+0,01)}^{12}}-m.\dfrac{{{(1+0,01)}^{12}}-1}{0,01}=0\Leftrightarrow m=\dfrac{100\times 0,01\times {{(1+0,01)}^{12}}}{{{(1+0,01)}^{12}}-1}=\frac{{{(1,01)}^{12}}}{{{(1,01)}^{12}}-1}\] (triệu đồng).

Chọn đáp án C.

Ví dụ 2. Ông A vay ngân hàng 50 triệu đồng với lãi suất 0,67% /tháng. Ông ta muốn hoàn nợ cho ngân hàng theo cách: Sau đúng một tháng kể từ ngày vay, ông ta bắt đầu hoàn nợ; hai lần hoàn nợ liên tiếp cách nhau đúng một tháng, số tiền hoàn nợ mỗi tháng đều bằng nhau và bằng 3 triệu. Biết rằng mỗi tháng ngân hàng chỉ tính lãi trên số dư nợ thực tế của tháng đó. Hỏi bằng cách hoàn nợ đó, ông A cần trả ít nhất bao nhiêu tháng kể từ ngày vay đến lúc trả hết nợ ngân hàng (giả định trong thời gian này lãi suất không thay đổi)

A. 17 tháng. B. 19 tháng. C. 18 tháng. D. 20 tháng.

Giải. Số tiền còn nợ sau tháng thứ nhất là ${{A}_{1}}=50{{(1+0,0067)}^{1}}-3.$

Số tiền còn nợ sau tháng thứ hai là ${{A}_{2}}={{A}_{1}}{{(1+0,0067)}^{1}}-3=50{{(1+0,0067)}^{2}}-\left[ 3+3(1,0067) \right].$

…

Số tiền còn nợ sau tháng thứ n là ${{A}_{n}}=50{{(1+0,0067)}^{n}}-\left[ 3+3(1,0067)+...+3{{(1,0067)}^{n-1}} \right]=50{{(1,0067)}^{n}}-3\frac{{{(1,0067)}^{n}}-1}{0,0067}.$

Trả hết nợ khi \[{{A}_{n}}=0\Leftrightarrow 50{{(1,0067)}^{n}}-3\frac{{{(1,0067)}^{n}}-1}{0,0067}=0\Leftrightarrow n={{\log }_{1,0067}}\left( \frac{\frac{3}{0,0067}}{\frac{3}{0,0067}-50} \right)\approx 17,732.\]

Vậy sau đúng 18 tháng kể từ ngày vay sẽ trả hết nợ. Chọn đáp án C.

Ví dụ 3. Một người vay ngân hàng số tiền 400 triệu đồng, mỗi tháng trả góp 10 triệu đồng với lãi suất cho số tiền chưa trả là 1% mỗi tháng. Kỳ trả đầu tiên là sau đúng một tháng kể từ ngày vay, biết lãi suất không thay đổi trong suốt quá trình vay. Hỏi số tiền phải trả ở kỳ cuối cùng là bao nhiêu để người này trả hết nợ ngân hàng?

A. $2.921.000$ đồng.

B. $3.387.000$ đồng.

C. $2.944.000$ đồng.

D. $3.353.000$ đồng.

Giải. Tổng số tiền còn nợ ngân hàng sau tháng thứ 1 là ${{A}_{1}}=400{{(1+0,01)}^{1}}-10.$

Tổng số tiền còn nợ ngân hàng sau tháng thứ 2 là ${{A}_{2}}={{A}_{1}}{{(1+0,01)}^{1}}-10=400{{(1+0,01)}^{2}}-\left[ 10+10(1,01) \right].$

Tổng số tiền còn nợ ngân hàng sau tháng thứ n là ${{A}_{n}}=400{{(1,01)}^{n}}-\left[ 10+10(1,01)+...+10{{(1,01)}^{n-1}} \right]=400{{(1,01)}^{n}}-10\frac{{{(1,01)}^{n}}-1}{0,01}=1000-600{{(1,01)}^{n}}.$

Trước tiên giải ${{A}_{n}}=0\Leftrightarrow {{(1,01)}^{n}}=\frac{5}{3}\Leftrightarrow n={{\log }_{1,01}}\left( \frac{5}{3} \right)\approx 51,33.$

Số tiền còn nợ ngân hàng sau tháng thứ 51 là $1000-600{{(1,01)}^{51}}\approx 3.353.000$ đồng.

Số tiền phải trả cho ngân hàng cho tháng thứ 52 (kỳ cuối cùng) là $\left( 1000-600{{(1,01)}^{51}} \right)\times 1,01\approx 3.387.000$ đồng. Chọn đáp án B.

Ví dụ 4: Hai anh em An và Bình cùng vay tiền ở ngân hàng với lãi suất $0,7$% một tháng với tổng số tiền vay của hai người là 200 triệu đồng. Sau đúng một tháng kể từ ngày vay, mỗi người bắt đầu trả nợ cho ngân hàng khoản vay của mình. Mỗi tháng hai người trả số tiền bằng nhau cho ngân hàng để trừ vào tiền gốc và lãi. Để trả hết gốc và lãi cho ngân hàng thì An cần 10 tháng, Bình cần 15 tháng. Số tiền mà mỗi người trả cho ngân hàng mỗi tháng gần nhất với số tiền nào dưới đây?

A. 7 614 000 đồng.

B. 10 214 000 đồng.

C. 9 248 000 đồng.

D. 8 397 000 đồng.

Giải. Gọi số tiền vay ban đầu là ${{u}_{0}}$ (đồng), tiền trả hàng tháng là $x$ (đồng) và lãi suất hàng tháng là 0, 7%.

Số tiền còn lại sau 1 tháng ${{u}_{1}}={{u}_{0}}1,007-x$ (đồng)

Số tiền còn lại sau 2 tháng là ${{u}_{2}}={{u}_{1}}1,007-x={{u}_{0}}1,{{007}^{2}}-1,007x-x={{u}_{0}}1,{{007}^{2}}-x\left( 1+1,007 \right)$ (đồng).

Số tiền còn lại sau n tháng là ${{u}_{n}}={{u}_{0}}1,{{007}^{n}}-x\left( 1+1,007+1,{{007}^{2}}+...+1,{{007}^{n-1}} \right)={{u}_{0}}1,{{007}^{n}}-x\dfrac{1,{{007}^{n}}-1}{0,007}$ (đồng).

Sau n tháng thì hết nợ $\Rightarrow \ {{u}_{n}}=0\Leftrightarrow {{u}_{0}}=\dfrac{x\left( 1,{{007}^{n}}-1 \right)}{0,007.1,{{007}^{n}}}$ (đồng)

Để trả hết nợ thì An cần 10 tháng và Bình cần 15 tháng và số tiền trả hàng tháng của hai người như nhau và tổng số tiền vay của hai người là 200 triệu đồng nên ta có $\dfrac{x\left( 1,{{007}^{10}}-1 \right)}{0,007.1,{{007}^{10}}}+\dfrac{x\left( 1,{{007}^{15}}-1 \right)}{0,007.1,{{007}^{15}}}={{2.10}^{8}}\Rightarrow x\approx 8397070$ (đồng). Chọn đáp án D.

Tự luyện: Ba anh Sơn, Tuấn và Minh cùng vay tiền ở một ngân hàng với lãi suất $0,7$%/tháng, tổng số tiền vay của cả ba người là $1$ tỷ đồng. Biết rằng mỗi tháng ba người đều trả cho ngân hàng một số tiền như nhau để trừ vào tiền gốc và lãi. Để trả hết gốc và lãi cho ngân hàng thì Sơn cần $10$ tháng, Tuấn cần $15$ tháng và Minh cần $25$ tháng. Số tiền trả đều đặn cho ngân hàng mỗi tháng gần nhất với số tiền nào dưới đây?

A. $21090000$ đồng.

B. $21400000$ đồng.

C. $21420000$ đồng.

D. $21900000$ đồng.

Ví dụ 5: Một người vay ngân hàng với số tiền 50.000.000 đồng, mỗi tháng trả góp số tiền 4.000.000 đồng vào cuối tháng và phải trả lãi suất cho số tiền chưa trả là 1% một tháng theo hình thức lãi kép. Theo quy định, nếu người vay trả trước hạn thì sẽ chịu thêm phí phạt bằng 3% số tiền trả trước hạn. Hết tháng thứ 6 , người đó muốn trả hết nợ. Tổng số tiền người đó phải trả cho ngân hàng là

A. 54.886.000 đồng.

B. 53.322.000 đồng.

C. 53.864.000 đồng.

D. 52.468.000 đồng.

Giải. Đặt $A=50$ triệu đồng và $m=4$ triệu đồng và $r=0,01.$ Gọi ${{A}_{n}}$ là số tiền còn nợ ngân hàng hết tháng thứ $n.$

Ta có ${{A}_{1}}=A\left( 1+r \right)-m;{{A}_{2}}={{A}_{1}}\left( 1+r \right)-m=A{{\left( 1+r \right)}^{2}}-m\left[ 1+\left( 1+r \right) \right]$

$\Rightarrow {{A}_{n}}=A{{\left( 1+r \right)}^{n}}-m\left[ 1+\left( 1+r \right)+...+{{\left( 1+r \right)}^{n-1}} \right]=A{{\left( 1+r \right)}^{n}}-m.\dfrac{{{\left( 1+r \right)}^{n}}-1}{r}$

Hết tháng thứ 6, người này còn nợ ngân hàng số tiền ${{A}_{6}}.$ Nhưng lúc này tiến hành trả trả hết nợ nên phải trả thêm phí phạt 3% của số tiền còn nợ là ${{A}_{6}}\times 0,03.$

Tổng số tiền người đó phải trả cho ngân hàng là ${{A}_{6}}\left( 1+0,03 \right)+6\times m=\left[ 50{{\left( 1+0,01 \right)}^{6}}-4\times \dfrac{{{\left( 1+0,01 \right)}^{6}}-1}{0,01} \right]\times \left( 1+0,03 \right)+24\approx 53,322$ triệu đồng. Chọn đáp án B.

Bạn đọc cần bản PDF của bài viết này hãy để lại Bình luận trong phần Bình luận ngay bên dưới Bài viết này Vted sẽ gửi cho các bạn

>>Xem thêm Cập nhật Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Toán có lời giải chi tiết

[Vted.vn] - Tổng hợp tất cả các dạng toán Lãi suất kép | Học toán online chất lượng cao 2024 | Vted

Khoá học Toán 10 theo chương trình SGK mới

Sách giáo khoa Toán 10 (tập 1, tập 2) (Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống) - NXB GD Việt Nam

Sách giáo khoa Toán 10 (tập 1, tập 2) (Chân Trời Sáng Tạo) - NXB GD Việt Nam

Sách giáo khoa Toán 10 (tập 1, tập 2) (Cánh Diều) - NXB ĐH Sư Phạm

Khoá học Toán 11 theo chương trình SGK mới

Sách giáo khoa Toán 11 (tập 1, tập 2) (Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống) - NXB GD Việt Nam

Sách giáo khoa Toán 11 (tập 1, tập 2) (Chân Trời Sáng Tạo) - NXB GD Việt Nam

Sách giáo khoa Toán 11 (tập 1, tập 2) (Cánh Diều) - NXB ĐH Sư Phạm

[Vted.vn] - Tổng hợp tất cả các dạng toán Lãi suất kép | Học toán online chất lượng cao 2024 | Vted

[Vted.vn] - Tổng hợp tất cả các dạng toán Lãi suất kép | Học toán online chất lượng cao 2024 | Vted

[Vted.vn] - Tổng hợp tất cả các dạng toán Lãi suất kép | Học toán online chất lượng cao 2024 | Vted

0 Thích
Chia sẻ
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Twitter
  • Chia sẻ Zalo
  • Chia sẻ Pinterest
In
Đọc nhiều
Ảnh gái xinh vú to bự, khoe ngực đẹp dú khủng không che
11+cách vẽ tranh ngày Tết đơn giản, đẹp mà ý nghĩa
Gợi ý 100+ hình ảnh học sinh chibi cute dễ thương
Vàng non 10k là vàng gì? Giá vàng non 10k bao nhiêu tiền 1 chỉ?
Tổng hợp các bức ảnh meme về tình trạng mệt mỏi mà lại hài hước
 Bài viết liên quan
Hạt dẻ luộc bao lâu thì chín? Mách bạn 5 bước trong cách luộc hạt dẻ ngon Tài Chính
Hạt dẻ luộc bao lâu thì chín? Mách bạn 5 bước trong cách luộc hạt dẻ ngon

Cách luộc hạt dẻ sao cho chín đều, thơm ngon, dễ tách vỏ và lớp nhân bên trong không vụn...

Sinh viên chi bao nhiêu tiền một tháng là đủ? Tài Chính
Sinh viên chi bao nhiêu tiền một tháng là đủ?

Rạch ròi chi tiêu để không bị "cháy túi"Mỗi tháng, Đinh Thị Minh Nguyệt (sinh viên năm 2, Học viện...

Người nhà Kiểm toán nội bộ PV Power lên tiếng về việc mua “chui” cổ phiếu POW, lý do gây bất ngờ Tài Chính
Người nhà Kiểm toán nội bộ PV Power lên tiếng về việc mua “chui” cổ phiếu POW, lý do gây bất ngờ

Ông Ngô Nguyên Đán vừa có báo cáo giải trình về việc không công bố thông tin giao dịch cổ...

(Cập nhật) Giá vàng tại Cần Thơ hôm nay mới nhất 23/08/2024 Tài Chính
(Cập nhật) Giá vàng tại Cần Thơ hôm nay mới nhất 23/08/2024

Cần Thơ là một trong những thành phố trọng điểm kinh tế, thương mại của khu vực đồng bằng sông...

Điều kiện và 2 hình thức làm thẻ tín dụng nhanh chóng Tài Chính
Điều kiện và 2 hình thức làm thẻ tín dụng nhanh chóng

Với nhiều lợi ích thiết thực mang lại, nhu cầu mở thẻ tín dụng đang ngày càng tăng cao. Để...

Tập Đoàn Bảo Việt & các Thông Tin Cần Biết Tài Chính
Tập Đoàn Bảo Việt & các Thông Tin Cần Biết

Tập đoàn Bảo Việt (tên giao dịch quốc tế: Baoviet Holdings) là một tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm...

Sản Xuất Hàng Hoá Là Gì? Điều Kiện Ra Đời Và Đặc Trưng Tài Chính
Sản Xuất Hàng Hoá Là Gì? Điều Kiện Ra Đời Và Đặc Trưng

Từ lâu, sản xuất hàng hoá đã là một phần không thể thiếu trong đời sống của con người hiện...

Thủ tục làm thẻ Visa Vietinbank đơn giản và nhanh chóng Tài Chính
Thủ tục làm thẻ Visa Vietinbank đơn giản và nhanh chóng

Hướng dẫn làm thẻ Visa Vietinbank giúp khách hàng thực hiện thanh toán quốc tế, chuyển tiền, rút tiền một...

Những sự thật về ngành Tài chính – Ngân hàng mà bạn cần biết Tài Chính
Những sự thật về ngành Tài chính – Ngân hàng mà bạn cần biết

Cập nhật lần cuối vào 03/04/2024 Tài chính ngân hàng là một trong những ngành học thuộc lĩnh vực kinh...

Dệt may Thành Công (TCM): Lãi tháng 6/2024 tăng 624%, hoàn thành 85% mục tiêu lãi cả năm Tài Chính
Dệt may Thành Công (TCM): Lãi tháng 6/2024 tăng 624%, hoàn thành 85% mục tiêu lãi cả năm

Sau nửa đầu năm, Dệt may Thành Công đã hoàn thành 85% kế hoạch lợi nhuận cả năm.Công ty Cổ...

Tin mới
Sông Nho Quế – vẻ đẹp vượt thời gian bên núi đá Hà Giang

Sông Nho Quế – vẻ đẹp vượt thời gian bên núi đá Hà Giang

Mảnh đất Hà Giang có con sông Nho Quế xanh biếc, quanh năm chảy êm dịu qua những rặng núi hùng vĩ. Khung cảnh tuyệt đẹp tại đây thu hút các phượt thủ khắp nơi đổ về check-in.Sông Nho Quế...

19:50 18/03/2025 Hình Ảnh Đẹp

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử là gì? Học Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?... Cùng trường Đại học Đại Nam (mã trường DDN) trả lời những câu...

19:45 18/03/2025 Hình Ảnh Đẹp

Chuẩn bị bài Tình thái từ

Chuẩn bị bài Tình thái từ

Chuẩn bị bài Tình thái từ, lớp 8Chuẩn bị bài Tình thái từ, Phần 1I. Ý NGHĨA CỦA TÌNH THÁI TỪCâu 1.a. Loại bỏ từ “à” làm câu trở thành câu trần thuậtb. Loại bỏ từ “đi” làm câu không...

19:40 18/03/2025 Hình Ảnh Đẹp

Bộ hình nền tuyệt vời của Manchester United

Bộ hình nền tuyệt vời của Manchester United

Premier League là một trong những giải đấu bóng đá hàng đầu và thu hút nhiều người xem nhất trên thế giới. Manchester United là một trong những đội bóng lâu đời và nổi tiếng với lối chơi nhanh và...

19:35 18/03/2025 Hình Ảnh Đẹp

Cách ngâm măng chua để nấu canh cá ngon, không độc tố

Cách ngâm măng chua để nấu canh cá ngon, không độc tố

1. Cách ngâm măng chua để nấu canhMăng chua sau khi ngâm nếu để quá lâu thường có mùi rất nặng, vì thế khi mang đi nấu canh nếu không biết cách sẽ khiến món ăn mất vị và đặc...

19:30 18/03/2025 Hình Ảnh Đẹp

Thông số vòng bi bạc đạn xe Sirius Yamaha

Thông số vòng bi bạc đạn xe Sirius Yamaha

Khi cần thay bi xe máy bạn không biết kích thước bạc đạn xe mình là bao nhiêu để mua bạc đạn phù hợp, Đối với những thợ sửa xe thì việc đó quá đơn giản vì đó là những...

19:25 18/03/2025 Hình Ảnh Đẹp

Về Quảng Trị nhớ tìm ăn bánh canh cá lóc

Về Quảng Trị nhớ tìm ăn bánh canh cá lóc

Người Quảng Trị ăn bánh canh quanh năm, cũng như người Hà Nội ăn phở vậy. Nghĩa là giờ nào, ngày nào, bất kể thời tiết ra sao cũng ăn được hết.>> Vũ điệu bánh canh>> Đi ăn bánh canh...

19:20 18/03/2025 Hình Ảnh Đẹp

Tử vi vui 12 cung hoàng đạo ngày 21/9: Song Tử khá tốt, Bọ Cạp nóng vội

Tử vi vui 12 cung hoàng đạo ngày 21/9: Song Tử khá tốt, Bọ Cạp nóng vội

Tử vi thứ 5 của 12 cung hoàng đạo ngày 21/912 cung hoàng đạoTử vi vui 12 cung hoàng đạo ngày 21/9Chấm điểm may mắnBạch Dương (21/3 - 19/4)Có vận trình tốt, cần học hỏi và cân nhắc quyết định...

19:15 18/03/2025 Hình Ảnh Đẹp

Thăm nữ anh hùng Võ Thị Sáu từ Đất Đỏ đến Côn Đảo

Thăm nữ anh hùng Võ Thị Sáu từ Đất Đỏ đến Côn Đảo

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, một số địa điểm tham quan, lưu niệm về nữ anh hùng, liệt sĩ Võ Thị Sáu luôn có đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan như: Nhà lưu niệm...

19:10 18/03/2025 Hình Ảnh Đẹp

XE MÁY 120CC WIN KITAFU DETECH 2022 VÀNH ĐÚC

XE MÁY 120CC WIN KITAFU DETECH 2022 VÀNH ĐÚC

Mô tả chi tiếtMÔ TẢ CHI TIẾTLỰA CHỌN SẢN PHẨM CHÍNH HÃNG TẠI XE BẢO NAM:Định hướng kinh doanh và mục tiêu hàng đầu của hệ thống bán lẻ Xe Bảo Nam chuyên phân phối các dòng xe máy phổ...

19:05 18/03/2025 Hình Ảnh Đẹp

kqxsmiennam.com xsmb 200 ngày xsmb 30 ngày xsmb 500 ngày ketquanet.org dự đoán xsmt xsmb 200 ngày xoso888 dự đoán xsmt
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Cookies
  • RSS
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • RSS

Website chia sẻ vui về đời sống ở nhiều chủ đề khác nhau giúp cho mọi người dễ dàng cập nhật kiến thức. Đặc biệt có tiêu điểm quan trọng cho các bạn trẻ hiện nay.

© 2025 - study-japan.edu.vn

Trang thông tin tổng hợp
  • Trang chủ
  • Giáo Dục
  • Ẩm Thực
  • Du Lịch
  • Hình Ảnh Đẹp
  • Làm Đẹp
  • Phong Thủy
  • Xe Đẹp
  • Mẹo Vặt
Đăng ký / Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Chưa có tài khoản? Đăng ký